Nội Dung Bài Viết
Điều gì đang diễn ra ở Sri Lanka
Ngày 9/7 vừa qua, hàng nghìn người biểu tình tại thủ đô Colombo của Sri Lanka đã tràn vào dinh thự của tổng thống Gotabaya Rajapaksa để buộc ông phải từ chức. Sự kiện này được xem là đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm dưới nhiệm kỳ của vị tổng thống này.
Thậm chí, các nhà quan sát đánh giá sự sụp đổ của nền kinh tế Sri Lanka còn nghiêm trọng hơn nhiều lần so với những cuộc khủng hoảng khác gần đây, do tính chất nghiêm trọng của những thảm họa nhân đạo đang xảy ra tại quốc gia Nam Á.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
Sự thiếu hụt nghiêm trọng những nhu yếu phẩm như xăng, dầu, điện, khí đốt cho đến lương thực, thuốc men, là những điều đã dẫn đến sự kích động của người dân cũng như sự tê liệt của chính phủ trong việc giải quyết các nan đề chính trị tại Sri Lanka.
Nguyên nhân trực tiếp có thể thấy là việc chính phủ đã cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ từ giữa tháng tư năm nay. Đến tháng bảy, sau khi công bố vỡ nợ, lạm phát của Sri Lanka đã tăng phi mã, đạt mức 54,6%.
Nguyên nhân khách quan
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thảm họa hiện tại của Sri Lanka đến từ những cuộc khủng bố xảy ra năm 2019 và sự bùng phát của đại dịch Covid trên toàn thế giới. Hai biến cố này dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng của ngành du lịch với 200.000 người lao động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành bị mất việc. Đây từng là một ngành đóng góp đến 12% GDP, đồng thời, đem về nguồn thu ngoại tệ nhiều thứ năm toàn quốc.
Nguyên nhân chủ quan
Tuy nhiên, những điềm báo cho cuộc khủng hoảng này đã được dự đoán dựa trên những quyết sách trước đó của nội các Sri Lanka. Cụ thể, chính phủ quốc gia Nam Á này đã thực hiện những khoản chi rất lớn cho cơ sở hạ tầng, trở thành con nợ của nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, với khoản nợ lên đến 6 tỷ USD.
Năm 2021, chính quyền tổng thống Sri Lanka đã đặt lệnh cấm sử dụng phân bón hóa học đẩy nông dân vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, làm sụt giảm đáng kể lượng nông sản do người dân không còn đủ khả năng xoay sở trước định hướng nông nghiệp khắt khe, thiếu thực tế của chính phủ.
Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các giao dịch FOREX
FOREX vốn là một kênh đầu tư dựa vào sự biến động tỷ giá của các loại tiền tệ, vì vậy, hình thức đầu tư này cực kỳ nhạy cảm với những biến động kinh tế, đặc biệt với những sự kiện nghiêm trọng như của Sri Lanka. Do vậy, để có thể đưa ra được những phương thức đầu tư tối ưu, các nhà đầu tư cần hiểu rõ những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến thương vụ của mình.
Vai trò của cán cân thương mại trong cuộc khủng hoảng
Tình hình của Sri Lanka như đã đề cập ở trên, có nguồn gốc từ sự khánh kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ, do chịu tác động quá nhiều từ các khoản nợ quốc tế, lẫn chính sách đối phó tù túng của chính phủ. Trong trường hợp này, cán cân thương mại chính là yếu tố hàng đầu mà nhà đầu tư cần nhìn đến.
Cụ thể, Sri Lanka đang rơi vào tình trạng nhập siêu, nghĩa là ngoại tệ dự trữ đều được dành cho việc nhập khẩu các nhu yếu phẩm, trong khi không có sản phẩm nào được xuất ra bên ngoài. Chính sách này có nguy cơ dẫn đến sự biến động khó kiểm soát của thị trường ngoại hối.
Lạm phát và những yếu tố liên quan
Hệ quả trực tiếp của việc gánh quá nhiều khoản nợ chính là sự gia tăng lạm phát. Với Sri Lanka, đồng Rupee không chỉ mất giá với những hàng hóa và dịch vụ trong nước, mà còn mất giá trong tương quan với những đồng tiền khác, đặc biệt là USD. Nắm rõ tình hình và mức độ lạm phát của mỗi quốc gia cũng như các ngân hàng trung ương tại các quốc gia đó cho phép nhà đầu tư dự đoán được mức lãi suất mà các ngân hàng này muốn hướng đến.
Như những gì đang thấy tại Sri Lanka, những yếu tố khác như tỷ lệ thất nghiệp, tình hình chính trị quốc tế hay khu vực, chỉ số sản xuất cũng như chỉ số bán lẻ đang là những con số biết nói khi nó giúp cho nhà đầu tư có một cái nhìn khách quan khi đánh giá nội lực một đồng tiền.
Ngoài ra, những yếu tố bất ngờ khác như thiên tai, những vụ ám sát hay những cuộc đột kích cũng là những yếu tố mà các nhà đầu tư lành nghề phải biết tiên liệu và chuẩn bị trước, để có những phản ứng tối ưu.
Lời kết
Cuộc khủng hoảng Sri Lanka năm 2022 về cơ bản đã được các nhà chuyên môn dự báo từ khá sớm, ít nhất là từ cuối năm 2021 khi đánh giá tình trạng nợ cũng như khả năng xoay sở của chính quyền tổng thống Gotabaya Rajapaksa. Điều này nói lên rằng sức khỏe kinh tế hay tiền tệ của một quốc gia hoàn toàn có thể được thẩm định một cách khách quan dựa trên những chỉ số tài chính.